Bệnh Viện Tâm Thần Thành Phố Hồ Chí Minh

Bệnh Viện

Giá khám BHYT


Giá khám không BHYT


Giá khám dịch vụ


Số điện thoại:

Thời gian hoạt động:

T2,T3,T4,T5,T6: 07:30 - 15:30

Xem thêm

GIỚI THIỆU Bệnh Viện Tâm Thần Thành Phố Hồ Chí Minh

Bệnh Viện Tâm Thần TPHCM có tiền thân là Bệnh Viện Chợ Quán được xây dựng vào năm 1862, tuy nhiên từ năm 1904 bệnh viện mới bắt đầu có khu điều trị tâm trí. Đặc biệt sau tháng 4 năm 1975 bệnh viện đã liên tục phát triển về các mặt cơ sở, chuyên môn và nhân sự để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần ngày càng tăng trong nhân dân TPHCM.

Hiện nay Bệnh Viện Tâm Thần TPHCM là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành cao nhất về tâm thần tại TPHCM với gần 400 nhân viên đảm nhận các nhiệm vụ:

- Phòng chống, phát hiện và quản lý điều trị tất cả rối loạn tâm thần cho hơn 8 triệu dân TPHCM.

- Thực hiện các giám định chuyên khoa tâm thần theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.

- Đào tạo và bồi dưỡng chuyên khoa Tâm thần ở mọi mức độ cho sinh viên y khoa, bác sĩ đa khoa.

- Hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu về bệnh Tâm thần.

 

Facebook bệnh viện: https://www.facebook.com/bvtttphcm/

Sơ đồ tổ chức và cơ sở vật chất của Bệnh viện Tâm thần TPHCM

Bệnh viện hiện nay đã xây dựng và phát triển được các khoa và khu khám, chữa bệnh phục vụ nhu cầu của người dân, bao gồm:

  • 2 khoa nột trú: mỗi khoa có khoảng 50 giường, dành cho cả bệnh nhân nam và nữ.
  • Khu khám ngoại trú người lớn: khám, điều trị ngoại trú về các vấn đề rối loạn tâm thần ở người lớn.
  • Phòng khám ngoại trú trẻ em: khám, điều trị ngoại trú các rối loạn liên quan đến tâm lý và tâm thần ở trẻ em.
  • Khu Cận lâm sàng: là nơi thực hiện các xét nghiệm như điện não đồ, điện tâm đồ, phân tích các chất ma túy trong nước tiểu, đo nồng độ các loại thuốc điều trị bệnh tâm thần và động kinh trong máu…
  • Khoa tâm lý: nơi khám và điều trị tâm lý, thực hiện nhiều loại trắc nghiệm tâm lý khác nhau nhằm phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị bao gồm: trắc nghiệm chỉ số trí tuệ, trắc nghiệm nhân cách, các thang đánh giá diễn tiến và mức độ nặng các loại rối loạn tâm thần khác nhau… Đồng thời, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các phương pháp điều trị tâm lý tiên tiến và hiện đại trong việc điều trị bệnh tâm thần.

Các dịch vụ khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần TPHCM

Bệnh viện Tâm thần TPHCM hiện cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh điển hình:

  • Các rối loạn tâm thần điển hình: tâm thần phân liệt, động kinh, loạn thần cấp, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm nội sinh, tự sát, kích động,…
  • Rối loạn liên quan đến tâm lý: đau đầu, mất ngủ, các chứng đau mạn tính, trầm cảm, lo âu, các rối loạn liên quan đến stress, rối loạn tâm lý tuổi già,…
  • Các rối loạn tâm lý trẻ em và tuổi học đường: rối loạn tự kỷ, rối loạn tăng động và giảm sự chú ý, chậm phát triển về mặt tâm thần, rối loạn hành vi; nghiện game,…
  • Rối loạn tâm thần do nghiện rượu và ma tuý: cai nghiện rượu, ma tuý, điều trị các rối loạn tâm thần do rượu và ma tuý,…
  • Tư vấn và trị liệu tâm lý: tư vấn tâm lý và sức khỏe tâm thần, giáo dục tâm lý, liệu pháp tâm lý cá nhân, nhóm hay gia đình,…
  • Dịch vụ điều trị theo yêu cầu.
  • Dịch vụ khám tâm thần để kết hôn.

*Lưu ý: bệnh viện có nhận khám và điều trị cho đối tượng có bảo hiểm y tế.

Địa chỉ và thời gian khám bệnh

Địa chỉ: Bệnh viện Tâm thần TPHCM hiện có 3 cơ sở:

  • BV Tâm thần TPHCM: 766 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TPHCM.
  • Bệnh viện Tâm thần Lê Minh Xuân: Ấp 6, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, TPHCM.
  • Khoa tâm lý tâm thần trẻ em: 165B Phan Đăng Lưu, Quận Phú Nhuận, TPHCM.

 

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG

Sáng làm việc từ 07:30 - 11:30

Chiều làm việc từ 13:30 - 15:30

Cấp cứu làm việc 24/24

 

Quy trình khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần TPHCM

Quy trình khám chung

  • Ghi phiếu đăng ký khám bệnh tại bàn hướng dẫn.
  • Đến phòng số 7 để lập hồ sơ khám bệnh.
  • Đóng tiền khám tại phòng số 1.
  • Đến phòng bác sĩ để khám bệnh. Số phòng khám được ghi trên tờ giấy số thứ tự.
  • Đóng dấu toa thuốc tại phòng Điều dưỡng.
  • Mua thuốc có bảo hiểm y tế: phòng số 16.
  • Mua thuốc không có bảo hiểm y tế: phòng số 15.

Quy trình khám cho trẻ dưới 6 tuổi

  • Nhận bệnh tại khoa khám trẻ em. Cần kiểm tra các giấy tờ: bản sao hộ khẩu thường trú hay bản sao giấy chứng nhận tạm trú KT3, bản sao giấy khai sinh, giấy giới thiệu chuyển viện, thẻ bảo hiểm hay thẻ khám chữa bệnh miễn phí. Nếu trẻ có đủ các tiêu chuẩn khám chữa bệnh miển phí (dưới 6 tuổi) thì sẽ được áp dụng điều trị miễn phí (gồm có tiền khám bệnh, tiền thuốc, các xét nghiệm và thủ thuật…).
  • Đưa trẻ đến phòng khám bác sĩ và cho thuốc theo danh mục của bệnh viện.
  • Chuyển hồ sơ bệnh nhân sang phòng thu viện phí để làm thủ tục miễn giảm viện phí cho bệnh nhân.

*Lưu ý: Các trường hợp sau đây không được miễn giảm viện phí:

  • Bệnh nhân không sinh sống tại TPHCM.
  • Không xuất trình đầy đủ giấy khai sinh và hộ khẩu thường trú.
  • Trường hợp bệnh nhân được chuyển từ các bệnh viện công lập khác tới để làm xét nghiệm hay đo EEG, ECG… thì cần có giấy chuyển viện của bệnh viện đang điều trị cho bệnh nhân.

Quy trình khám kết hôn

  • Nộp hồ sơ tại phòng khám giám định. Hồ sơ cần phải có: Tờ khai đăng ký khám sức khoẻ tâm thần; Bản sao CMND hay hộ chiếu; Phiếu tự khai tiền sử bệnh; 4 tấm hình 4×6 của mỗi người.
  • Đóng tiền khám tại phòng viện phí. Sau khi đóng tiền khám, hồ sơ sẽ được tự động chuyển đến bác sĩ khám.
  • Làm trắc nghiệm tâm lý, đo điện não,… nếu được yêu cầu.
  • Nhận giấy hẹn lấy kết quả. 
  • Đến nhận kết quả theo đúng thời gian trên giấy hẹn. Kết quả sẽ được trả vào 15:30 hằng ngày.

*Lưu ý: Chỉ người đến khám hoặc người được uỷ quyền có đem theo giấy CMND hoặc hộ chiếu mới được nhận kết quả.

DỊCH VỤ

CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN ĐIỂN HÌNH:

  • Tâm thần phân liệt
  • Động kinh
  • Loạn thần cấp
  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
  • Trầm cảm nội sinh
  • Tự sát
  • Kích động

CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN TÂM LÝ:

  • Đau đầu
  • Mất ngủ
  • Các chứng đau mạn tính
  • Ác mộng
  • Trầm cảm
  • Lo âu
  • Các rối loạn liên quan stress
  • Suy nhược
  • Suy giảm trí nhớ
  • Rối loạn tâm lý tuổi già
  • Béo phì
  • Chán ăn

CÁC RỐI NHIỄU TÂM LÝ TRẺ EM VÀ TUỔI HỌC ĐƯỜNG:

  • Rối loạn tự kỷ
  • Rối loạn tăng động và giảm sự chú ý
  • Chậm phát triển tâm thần
  • Rối loạn hành vi
  • Nghiện game, nghiện chát
  • Đái dầm

CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN DO NGHIỆN RƯỢU, MA TÚY:

  • Cai nghiện rượu, cai nghiện ma tuý
  • Điều trị các rối loạn tâm thần do rượu và ma tuý

TƯ VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ:

  • Tư vấn tâm lý và sức khỏe tâm thần
  • Giáo dục tâm lý
  • Liệu pháp tâm lý cá nhân
  • Liệu pháp tâm lý nhóm
  • Liệu pháp gia đình
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn

  • Bác sĩ nước ngoài

  • Thời gian chờ khám trung bình

Giang Tran

Giang Tran

Hôm nay mình đi đúng hôm bác kia tâm trạng k tốt (bác này khám mình hôm mình vào đầu tiên lun) xong mình hỏi khi nào ngưng được hay phác đồ điều trị của em như thế nào thì bác mới nói là ủa em đi tùm lum bác hết rồi bác đâu có biết sao mà trị cho em?! Ủa vậy sao đợt em đi hôm đầu bác không nói cho em biết là phải theo một người? Bệnh viện có quy tắc thì nói cho bệnh nhân biết chứ em có biết đọc suy nghĩ đâu. Nếu mấy bác cảm thấy người bệnh nên đi theo một bác sĩ thì nói để họ sắp xếp và phải đưa lịch làm việc của các bác lên chứ. Biết là ngành y không giành bệnh nhân, nhưng nếu chuyên môn yêu cầu để theo dõi bệnh nhân tốt hơn thì mấy bác phải nói cho bệnh nhân của mình biết chứ. Bệnh viên nên xem xét lại vấn đề tổ chức của mình pls. Sau bao lần hơi lăn tăn nhưng do tin và uy tín của bệnh viện tâm thần thành phố nên mình tiếp tục uống được tới hôm này, sau khi nghe câu nói của cô điều dưỡng xong về việc bác sĩ cho thuốc như xem bói thì mình nghỉ luôn. Tự mình sẽ tìm cách giảm liều và theo dõi tâm trạng của mình vì rõ ràng bác sĩ tâm thần ở đây không có hề có phác đồ điệu trị cho mình và cũng không mong muốn điều tốt nhất cho bệnh nhân của họ. Bác sĩ tâm thần nhưng EQ và tác phong làm việc như tát vào mặt bệnh nhân thì sợ vl. Mấy lần đi khám về tức quá mình khóc luôn (như hôm nay). Tóm lại, ngoài cho thuốc thì bác sĩ ở đây không có giúp gì thêm được cho lắm theo mình thấy. Nếu bạn là người bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu và không biết bắt đầu từ đâu để điều trị thì có thể tới đây lấy thuốc để uống thử xem có hợp không, nhưng đừng hy vong được tư vấn hay chia sẽ về phác đồ điều trị của bạn. Mình viết cái này để chia sẽ kinh nghiệm cho những người bị giống mình. Mình biết trầm cảm và không muốn sống nữa là như thế nào và bắt đầu cố gắng giúp bản thân tốt lên thiệt là mông lun. Nhưng mọi người cứ thử mọi cách nhe và tìm niềm vui cho mình. Thử hết mọi thứ đi, thế giới này có nhiều thử để mình trải nghiệm lắm. Và TRẦM CẢM KHÔNG PHẢI LÀ LỖI CỦA BẠN. Mấy bạn có thể thử thuốc để giúp mình cân bằng lại nếu tâm trạng tồi tệ kéo dài quá lâu, nhưng sau đó thì cách sống tiếp vẫn do bạn quyết định. Nhưng để có người hướng dẫn uống thuốc và tư vấn tận tâm thì mình khuyên đừng đi bệnh viện này. Bác sĩ ở đây không có thể cho bạn sự cảm thông và kiến thức về bệnh của bạn đâu. Đến mua thuốc ngủ thì đc nhé :)) P/s: nếu làm bác sĩ mà không phải để giúp bệnh nhân thì sao không đi làm văn phòng ngồi máy lạnh cho khoẻ nhỉ

Explore Vietnam

Explore Vietnam

Quá đông đúc, chật chội, bệnh nhân và ngưởi nhà không đủ chỗ ngồi mặc du ghế rất sát nhau. Nhà vệ sinh thì thúi quắc

Mê xe Thắng

Mê xe Thắng

Tốt

Dũng Bùi

Dũng Bùi