Trẻ sơ sinh bị sôi bụng kêu ọc ọc, mẹ cần lưu ý điều gì?

0
20
Quảng Cáo

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng gây ra không ít lo lắng và phiền muộn cho ba mẹ. Bạn mong muốn bé cảm thấy thoải mái và không bị khó chịu. Sôi bụng là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ và có nhiều yếu tố tác động tạo ra tình trạng này.

Nguyên nhân khiến bụng bé kêu ọc ọc

Chế độ ăn uống của mẹ: Nếu mẹ ăn những thực phẩm gây khó tiêu hóa như thực phẩm nhiễm khuẩn, thức ăn quá nhiều dầu mỡ, chất đạm, cay nóng, các món tái, gỏi,…. Có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và khiến bé bú vào dễ bị sôi bụng.

Cho bé bú không đúng cách: Nếu bé được cho bú bình và núm vú của bình sữa không vừa miệng. Sữa chảy quá nhanh hoặc chậm, khiến bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày và gây triệu chứng sôi bụng. Ngoài ra, pha sữa công thức không đúng tỷ lệ hoặc không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây ra triệu chứng tương tự.

Khả năng tiêu hóa lactose không đủ: Một số trẻ không hấp thụ được lactose trong sữa do cơ thể không sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa lactose. Điều này có thể xảy ra khi trẻ phải bú sữa công thức quá sớm.

Nhiễm khuẩn và vi khuẩn gây bệnh: Vi khuẩn như E.coli, Shigella, Salmonella hoặc virus có thể gây nhiễm trùng đường ruột và dẫn đến trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Điều này có thể xảy ra do thói quen mút tay, mút chân hoặc ngậm dụng cụ không đảm bảo vệ sinh.

Sử dụng thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ như sôi bụng, táo bón hoặc tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nhiều nguyên nhân gây ra
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nhiều nguyên nhân gây ra

Mẹ cần lưu ý điều gì khi bé bị sôi bụng

Chế độ ăn uống của mẹ: Mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Hạn chế ăn những thực phẩm gây khó tiêu hóa như đồ ăn cay, nóng, giàu dầu mỡ và đạm động vật. Nên ăn đồ ăn dễ tiêu hóa như các loại rau quả tươi, thực phẩm chứa chất xơ cao, và uống đủ nước hàng ngày.

Kiểm tra cách cho bé bú: Đảm bảo bé được cho bú đúng cách và trong tư thế phù hợp. Hãy đảm bảo rằng đầu núm vú, bình đựng sữa và dụng cụ pha sữa luôn sạch sẽ và được khử trùng trước khi cho bé bú. Nếu bé bú sữa công thức, hãy chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi và hạn chế sữa có nhiều lactose nếu bé không tiêu hóa được.

Thực hiện kỹ thuật bú và vỗ ợ hơi: Khi cho bé bú, hãy thực hiện kỹ thuật bú đúng cách và kết hợp với động tác vỗ ợ hơi để khí ứ đọng trong đường ruột của bé được giải phóng. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng cữ bú và giảm triệu chứng sôi bụng.

Massage bụng cho bé: Thực hiện động tác massage nhẹ nhàng trên bụng bé để giúp bé tiêu hóa tốt hơn và loại bỏ khí dư trong ruột. Động tác massage bụng nên được thực hiện sau khi bé ăn khoảng 30 phút và trong tư thế bé nằm ngửa. Bạn có thể dùng ngón trỏ và ngón giữa để ấn và xoay nhẹ chiều kim đồng hồ vòng quanh rốn của bé.

Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bé có triệu chứng sôi bụng kéo dài, nặng hoặc có các triệu chứng khác đi kèm như tiêu chảy, táo bón hoặc khó tiêu. Phụ huynh nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và chỉ định điều trị phù hợp.

Nếu trẻ sơ sinh bị sôi bụng không được cải thiện hoặc có những dấu hiệu bất thường khác đi kèm. Ba mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề này. Tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm sẽ đảm bảo sức khỏe cho bé yêu.

Bài trướcNước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh: Lưu ý khi sử dụng
Bài tiếp theoSự khác biệt giữa vàng da sơ sinh và vàng da bệnh lý